1. Bot Nói: Dùng để chào đầu, cung cấp thông tin, giới thiệu chiến dịch và phản hồi khách hàng. Bạn có thể nhập nội dung cần nói hoặc tải file ghi âm.
2. Bot Nói Lại: Dùng để nói lặp lại thông tin cung cấp trước đó với khách trong trường hợp khách hàng không nghe rõ. Bạn nhập nội dung cần nói và chọn số lần nói lặp lại.
3. Bot Nghe: Dùng để nghe nhận diện yêu cầu, phản hồi từ khách hàng. Bạn đặt tên thẻ nghe, chọn số giây chờ nghe, và thêm các nhóm từ khóa mà khách có thể đáp lại. Ví dụ như: (Nhóm 1 – Khách bận: không, thôi, phiền, đang bận,…), (Nhóm 2 – Khách quan tâm: ok, được, nói đi, nghe, tư vấn,…), vv.
4. IVR: Đùng để điều hướng cuộc gọi theo nhu cầu của khách hàng qua số bấm trên điện thoại. Bạn tạo các phím bấm 0, 1, 2, 3, 4, …, 9, chọn số giây chờ bấm, và đặt tên thẻ nội dung điều hướng. Sau đó dùng bot nói để tạo các phản hồi theo nhu cầu tương ứng.
5. Kích hoạt: Dùng như Bot Nghe, nhưng khác biệt ở chỗ các từ khóa nằm trong Bot “Kích hoạt” sẽ được ưu tiên phản hồi trước. Bạn điền các từ khóa khách có thể hỏi. Ví dụ như: Giá, Công ty ở đâu, Bao giờ khuyến mãi,… Sau đó dùng Bot Nói để tạo các phản hồi theo từ khóa tương ứng.
6. Gắn nhãn: Dùng để phân luồng kịch bản, từ đó nhân viên dễ dàng quản lý nội dung và xử lý cuộc gọi khi nhìn vào hệ thống báo cáo. Bạn nhập tên nhãn (Ví dụ: Khách quan tâm, khách từ chối, khách bận,…)
7. Chuyển máy: Dùng để nối máy đến bên thứ ba khi khách hàng có nhu cầu liên hệ với một nhân sự bên công ty. Bạn nhập số điện thoại tổng đài của công ty hoặc chọn số điện thoại cá nhân. Chọn số giây chờ gọi chuyển máy.
8. Thông báo: Dùng để thông báo các phản hồi nhất định về hệ thống phần mềm quản lý. Từ đó nhân viên nhanh chóng nhận và xử lý phản hồi của khách hàng.
9. Bắt đầu: Là bot nằm ở vị trí đầu tiên của kịch bản. Dùng để chờ khách nghe máy trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Bạn kéo bot Bắt đầu và chọn số giây chờ bắt đầu.